Cơ sở pháp lý trong thương mại điện tử
1. Giá trị pháp lý của thông điệp điện tử
- Thông điệp điện tử dữ liệu (Data Message) là hình thức thông tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch TMĐT.
- Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
- Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch TMĐT, thể hiện ở các điểm:
- Có giá trị như bản gốc
- Có giá trị lưu trữ và chứng cứ
- Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
2. Chữ ký số điện tử
- Chữ ký điện tử (Electronic signature) được tạo lập dưới dạng chữ, số, từ, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác minh người ký và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
- Như vậy, có thể hiểu đơn giản: Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm dữ liệu điện tử, mục tiêu xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người ấy với nội dung đã được ký. Chữ ký điện tử được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
- Hiện nay, chữ ký điện tử đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài các nước và liên minh phát triển như Mỹ, EU, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc thì chữ ký điện tử cũng đã được các nước thuộc khu vực đang phát triển như Ấn Độ, Brazil… công nhận và sử dụng.
Tại Việt Nam, chữ ký điện tử đã và đang được các cơ quan Nhà nước coi trọng. Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005 và công nhận tính pháp lý của loại chữ ký này. Sau khi ban hành Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang gấp rút xây dựng mô hình hệ thống chứng thực CA quốc gia nhằm đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số trong xã hội.
Sử dụng chữ ký điện tử như thế nào cho hợp lý?
- Chữ ký điện tử không hoàn toàn được xác định cứng giống các loại chữ ký thông thường, mà chỉ là thông tin đi kèm theo thông điệp dữ liệu (có thể là văn bản, hình ảnh hay video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về một số cách sử dụng chữ ký điện tử.
- Chữ ký điện tử được sử dụng để thực hiện các cam kết gửi bằng email, hay là các số định dạng cá nhân (PIN) khi nhập vào các máy rút tiền ATM, hay là ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, hoặc là ký các hợp đồng điện tử online… Như vậy thì các đối tác làm ăn hay đối tượng cần thanh toán sẽ không cần phải gặp mặt trực tiếp.
- Đối với các giao dịch nhà nước và quốc tế:
- Hiện nay, các giao dịch của ngành ngân hàng (thanh toán liên ngân hàng), ngành tài chính (thanh toán điện tử liên kho bạc). Một số cơ quan Nhà nước như Bộ Công thương, Sở Bưu chính Viễn thông TP. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai… cũng bắt đầu sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch nội bộ.
- Ngoài ra, chữ ký số – một nhánh con và là nhánh phát triển mạnh nhất của chữ ký điện tử – đã và đang được sử dụng trong việc thực hiện kê khai hải quan điện tử, kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử,… mà không cần phải in các tờ kê khai hay cần đóng dấu của doanh nghiệp, tổ chức.
- Hơn nữa, đối với Quý khách hàng thì việc sử dụng chữ ký điện tử lại rất dễ dàng bởi tất cả đều do các chương trình xử lý và đảm bảo quản lý dữ liệu, và chỉ với vài thao tác click chuột là đã có thể tạo ra chữ ký điện tử và gửi thông điệp tới nơi cần đến một cách an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.
3. Chữ ký số
- Cá nhân, tổ chức có thể mua chữ ký số từ đại lý chữ ký số của VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM, SAFE-CA…Các nhà cung cấp này được phép cung cấp chữ ký số cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chi phí sử dụng chữ ký số khoảng từ 02 - 03 triệu đồng/01 năm (tuỳ thuộc vào giá của đơn vị cung cấp và thời gian sử dụng).
- Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
- Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).
- Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì bạn nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,... Mức lệ phí cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng như tùy vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn.
Nhận xét
Đăng nhận xét