Mô hình kinh doanh Shopee


Tổng quan và mô hình kinh doanh của Shopee

* Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena (chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena , Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu vực châu á gồm: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philipines. Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là người đối đầu với Alibaba. Ít ai biết rằng công ty mẹ Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, hay ở việt nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty GARENA.

* Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Bên cạnh đó Shopee sẽ tạo ra một môi người kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng.Rất đơn giản chỉ cần vài thao tác đăng ký và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi người để có thể mở một gian hàng trên Shopee và đây cũng chính là cơ hội kinh doanh trực tuyến dành cho bất kì cá nhân, tổ chức nào.

Một số điểm nổi bật đáng chú ý của nền tảng Shopee bao gồm:

  • Được xây dựng cho thiết bị di động – Giao diện người dùng Shopee được xây dựng cho thiết bị di động, giúp người dùng trải nghiệm mua sắm di động nhanh chóng và trực quan cao.
  • Trò chuyện trực tiếp trên Shopee – Người dùng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện trong thời gian thực thông qua tính năng tích hợp sẵn của Shopee – khả năng nhắn tin trong thời gian thực.
  • Shopee bảo đảm – Người dùng có thể mua sắm miễn phí với Đảm bảo Shopee bảo vệ người dùng bằng cách giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.
  • Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp – Shopee hợp tác với các công ty hậu cần hàng đầu để có một ứng dụng tích hợp trong ứng dụng hệ thống hậu cần. Người dùng có thể dễ dàng chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
  • Miễn phí – cho tất cả mọi người sử dụng mà không có chi phí ẩn.
  • Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.

1. Lịch sử

     Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.


2. Mô hình kinh doanh:

     Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Ngoài ra Shopee còn xây dựng nền tảng con như:

  • Shopee Mall: 
    • Nếu bạn từng mua hàng trên Lazada, Tiki hay Sen Đỏ thì chắc chắn sẽ biết đến những gian hàng như chính hãng như Lazada Mall, Tiki Trading, SenMall… đúng không nào? Và tại Shopee cũng có một gian hàng với tên gọi là Shopee Mall.
    • Shopee Mall là một gian hàng đặc biệt với các sản phẩm đều là hàng chính hãng từ các thương hiệu và nhà bán hàng uy tín trên thị trường như Samsung, Xiaomi, Oppo, Pampers, Maybelline, Rohto, Unilever,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn mua các sản phẩm trong Shopee Mall.
    • Bên cạnh đó đó các sản phẩm tại Shopee Mall có rất nhiều chương trình khuyến mãi và chính sách hấp dẫn như:
      • Chính sách 7 ngày Trả hàng/Hoàn tiền: So với các sản phẩm thông thường chỉ có 24h để gửi yêu cầu trả hàng/hoàn tiền, các sản phẩm mua từ Shopee Mall sẽ có thời gian yêu cầu Trả Hàng/Hoàn tiền lên đến 7 ngày.
      • Chính sách đảm bảo hàng chính hãng: Sản phẩm trên Shopee Mall cam kết 100% là hàng chính hãng. Nếu phát hiện hàng giả/nhái, Shopee sẽ tiến hành hoàn trả 100% giá trị sản phẩm cho bạn.
      • Chính sách miễn phí vận chuyển: Tất cả sản phẩm của Shopee Mall sẽ được ưu đãi miễn phí vận chuyển lên tới 40,000 VNĐ cho đơn hàng của Shopee Mall từ 150,000 VNĐ trên toàn quốc.
  • Shopee 4H: Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc chỉ trong 4 tiếng cho các đơn hàng được đặt và giao tại 1 số quận nội thành Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh sau đây:
    • TP.Hồ Chí Minh: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức. Các khu vực khác sẽ được mở rộng hỗ trợ trong tương lai.
    • Hà Nội: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai. Các khu vực khác sẽ được mở rộng hỗ trợ trong tương lai.

3. Thị phần:
Shopee dẫn đầu cuộc đua TMĐT Việt Nam, bỏ xa hai sàn TMĐT Việt xếp sau - Ảnh 1.

     Theo đó, lưu lượng truy cập thương mại điện tử tại Việt Nam nhìn chung đã giảm 9% trong quý I/2021 so với quý trước đó. Trong khi đó, số lượt ghé thăm các sàn thương mại điện tử giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, đây là xu hướng dễ hiểu bởi hầu các sàn thương mại điện tử lớn nhỏ đều có các chương trình khuyến mại và kích cầu tiêu dùng trong mùa mua sắm cuối năm.

     Nhìn chung, 4 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng những sàn thương mại điện tử có nhiều lượt truy cập nhất Việt Nam không có bất kỳ sự xáo trộn nào kể từ thời điểm quý I/2020. Theo đó, Shopee vẫn là "ông vua" thương mại điện tử xét về lượng truy cập web mỗi tháng ở thị trường Việt Nam.Nếu so với quý I/2020 thì chỉ có Shopee tăng trưởng (43,5%), trong khi đó cả TGDĐ, Tiki và Lazada đều đi xuống hoặc đi ngang.

     Trong ba tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng, sàn thương mại điện tử của Sea có 63,7 triệu lượt truy cập, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là Thế Giới Di Động với 29,3 triệu lượt truy cập. Hai cái tên còn lại trong top 4 là Tiki và Lazada có lưu lượng truy cập web mỗi tháng lần lượt là 19 triệu lượt và 17,9 triệu lượt. 

    Cả bốn sàn thương mại điện tử dần đầu đều có lượng truy cập giảm so với quý IV/2020. Trong khi đó, Sendo hụt hơi với chỉ 8,14 triệu lượt truy cập mỗi tháng, không có mặt trong top 5.

     Theo báo cáo năm ngoái, lưu lượng truy cập các website ngành hàng tươi sống tăng 45% trong quý I/2020 so với quý I/2019. Xu hướng mua sắm đồ tươi sống qua Internet tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nhiều người không thể ra ngoài vì lệnh giãn cách xã hội.

     Dù vậy, cả khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam giảm nhiệt, xu hướng này mua đồ tươi sống vẫn tăng. Theo số liệu của quý I/2021, website đồ tươi sống vẫn tăng trưởng với tỷ lệ 13%.

4. Ưu và nhược điểm của Shopee:

     Theo như chính sách phát triển của Shopee thì họ muốn biến mình thành một Chợ online giữa người bán và người mua thay vì mô hình sàn TMĐT như Lazada, Tiki…Chính vì vậy mà để đăng bán các sản phẩm trên Shopee thì người bán chỉ việc tạo tài khoản và đăng sản phẩm là xong, khác với Lazada, Tiki, Adayroi thì bắt buộc người bán phải có giấy phép kinh doanh. Shopee là một trong các trang thương mại điện tử mà ở đó người mua và người bán có thể nhắn tin để trao đổi, tư vấn, hỏi đáp trước khi mua và hiện tại chỉ có Shopee và Lazada có tính năng này. Shopee khi ra mắt hoàn toàn miễn phí chiết khấu cho người bán chính vì vậy khi bán hàng trên Shopee bạn sẽ nhận được 100% doanh thu trừ phí vận chuyển nếu như sử dụng của Shopee.Tuy nhiên theo thông tin mới nhất thì từ ngày 1-4-2019 người bán tại sàn sẽ chịu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công.

     Nhược điểm mình nghĩ lớn nhất của Shopee cũng chính là do ưu điểm dễ đăng bán sản phẩm nên các sản phẩm trên Shopee sẽ không được kiểm duyệt tốt chính vì vậy khi mua hàng trên đây bạn cần đọc review hoặc tìm hiểu kĩ để tránh việc gặp hàng kém chất lượng.
Ngoài ra việc vận chuyển Shopee hay Lazada hiện tại có lẽ vấn thua Tiki ở dịch vụ giao 2h, tuy nhiên Shopee vẫn hỗ trợ việc giao hàng nhanh trong 4h tại khu vực Hà Nội và HCM với dịch vụ Shopee4H.

5. Shopee lấy lợi nhuận từ đâu? 

    Việc tạo ra một chợ online giữa người bán và người mua thì shopee lấy lợi nhuận từ đâu để duy trì một hệ thống lớn như vậy? Việc các các nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ chiết khấu % hay còn gọi là commission trên các đơn hàng.Ví dụ hơn hàng 200.000đ thì shopee sẽ lấy chiết khấu 2% thì người bán sẽ bị khấu trừ 2.000đ.Cụ thể Shopee chính thức đưa ra chính sách mới từ ngày 1-4-2019 người bán tại sàn sẽ chịu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công. Phí thanh toán cho chủ sàn được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua cho đơn hàng, bao gồm, tổng tiền hàng và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mại (nếu có). Tùy vào phương thức thanh toán mà người mua đã chọn, mức phí thanh toán được áp dụng cho mỗi đơn hàng sẽ tương ứng. Cụ thể, người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) hoặc bằng thẻ ATM nội địa (internet banking), người bán sẽ chịu mức phí 1%. Với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng, mức phí là 2%.

     Ngoài ra các nhà cung cấp dịch vụ có thể hợp tác quảng cáo sản phẩm trên Shopee vì đây là nơi mà hàng ngày có hàng triệu lượt truy cập.
     Cung cấp dịch vụ gia tăng dựa trên dữ liệu người mua và người bán, chẳng hạn việc cung cấp các khoản vay tính dụng, bảo hiểm cho các khách hàng có mức độ mua sắm cao.

Nhận xét