Ý tưởng và mô hình kinh doanh đối với ngành kế toán
MÔ HÌNH KINH DOANH NHÀ HÀNG BUFFET
Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet là một "khuôn mẫu tập hợp các yếu tố tạo nên một nhà hàng kinh doanh thành công" mà những ai muốn kinh doanh nhà hàng buffet có thể theo đó mà phát triển nhà hàng của riêng mình. Trong đó, căn bản của mô hình kinh doanh buffet là phục vụ đa dạng và thật nhiều các món ăn đến người dùng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho chủ kinh doanh nhà hàng.
Lựa chọn được một mô hình phù hợp sẽ giúp công việc kinh doanh phát triển thuận lợi và nhanh chóng. Chính vì thế! Trước khi mở nhà hàng chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về các mô hình thành công tại Việt Nam và cả thế giới để áp dụng cho nhà hàng của mình.
Những năm gần đây, mọi người đang dần yêu thích tiệc buffet, việc thưởng thức được tất cả món ăn mà không cần phải chờ đợi, order như ăn ở nhà hàng bình thường... Vì lẽ đó, xu hướng phát triển của mô hình kinh doanh buffet tại Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng tăng cao. Nếu đi tiên phong và tìm được mô hình thành công sẽ dẫn doanh nghiệp phát triển vượt bậc.
Nhưng không phải cứ kinh doanh nhà hàng buffet tại Việt Nam là bạn sẽ thành công. Bởi có thể bạn chưa lựa chọn đúng mô hình kinh doanh và nhiều yếu tố khác nhau. Trên thực tế, nhà hàng buffet được phân chia thành nhiều loại, đa dạng và phong phú:
Buffet tự phục vụ:
Mô hình này tương tự như buffet truyền thống, thực khách sẽ được trang bị đĩa để lấy những món mà mình yêu thích, hợp khẩu vị. Tuy nhiên, ở buffet tự phục vụ, món ăn sẽ được sắp xếp thành hàng dài mà không được tách biệt ra thành từng khu riêng biệt. Ưu điểm khi xếp món ăn này đó là không gây ra cảm giác bất tiện và đứt quãng.
Buffet truyền thống:
Đây là hình thức mà khách hàng sẽ hoàn toàn tự phục vụ cho bữa ăn của mình. Menu món ăn trong mô hình này được chia thành món khai vị, món chính, tráng miệng. Mỗi loại món sẽ được phân chia ở những khu vực khác nhau, tùy theo quy mô và cách sắp xếp của nhà hàng. Mô hình buffet này sẽ phù hợp hơn đối với các bữa tiệc mang tính chất sang trọng, cao cấp và hơi hướng cổ điển.
Buffet hiện đại:
Hiện nay, sự xuất hiện của mô hình buffet này cho thấy sự mới mẻ hơn, đó chính là buffet gọi món. Khách hàng cũng có thể thưởng thức được nhiều món ăn, không giới hạn số lượng chỉ với một giá tiền.
Ở mô hình này sẽ có nhân viên phục vụ, đưa món ăn ra bàn cho thực khách. Khi order món nào thì nhân viên sẽ mang món ăn đó ra phục vụ khách hàng. Hiện nay, mô hình kinh doanh nhà hàng buffet này đang được ưa chuộng hơn so với các mô hình khác.
Mô hình kinh doanh buffet theo thực đơn:
Hiện có hai loại thực đơn phổ biến khi kinh doanh nhà hàng buffet đó là thịt và hải sản. Trong đó có các nhà hàng nổi tiếng về thịt bò Úc, bò Mỹ và hải sản tươi sống. Các món thịt và hải sản có thể chế biến bằng cách nướng, như thịt nướng, hải sản nướng hoặc buffet lẩu.
Vậy nên nếu ta muốn bắt đầu mở một nhà hàng thì ta phải tìm hiểu cũng như là phải cần các yếu tố quan trọng sau:
1. Đối tác chính - Key Partnerships:
- Đối với các doanh nghiệp cũng như nhà hàng ăn hay uống thì đối tác chính của họ luôn là những vị khách hàng.
- Bởi khi mở quán thì phải có người đến thưởng thức và đánh giá sản phẩm mà mình làm ra để xem ý kiến, đánh giá của họ ra sao mà rút kinh nghiệm để mà nếu có sai hay thiếu sót gì thì có thể rút ra mà học hỏi, trau rồi thêm kiến thức để quán có thể phát triển lớn mạnh hơn.
- Vì khi mà thực khách thấy ngon và hấp dẫn rồi thì sẽ đến nhiều hơn và cũng có thể giới thiệu cho bạn bè cũng như là người thân biết đến quán bởi vậy quán sẽ có nhiều thực khách hơn để việc kinh doanh phát triển lớn mạnh hơn.
2. Hoạt động chính - Key Activities:
- Các sản phẩm do chính đầu bếp của nhà hàng tự chế biến đó là rất nhiều loại đồ ăn đa dạng cho thực khách có thể lựa chọn tùy theo sở thích của mình. Các loại đồ ăn đó được chuẩn bị đồ và công thức từ trước để khi khách hàng gọi món sẽ được bắt tay vào làm luôn.
- Bên cạnh đó là các sản phẩm do nhà hàng nhập về để bán cho thực khách như rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, bánh kẹo,....
- Nhưng cũng tùy theo kiểu Buffet mà nhà hàng mở để mà chuẩn bị đồ một cách hợp lý nhất.
3. Nguồn lực chính - Key Resources:
- Người không thể thiếu trong nhà hàng đó chính là đầu bếp và giám đốc.
- Bên cạnh đó sẽ có thêm cả nhân viên phụ bếp, nhân viên chạy bàn, thu ngân và một người cũng rất cần thiết đó là kế toán.
=> Bởi kế toán sẽ là một người thống kê và tổng hợp lại tất cả các số liệu thu chi, công nợ, tiền lương,....đối với các sản phẩm có trong nhà hàng và đối với cả nhân viên làm việc trong nhà hàng đó.
4. Mục tiêu giá trị - Value Propositions:
- Thu lại được lợi nhuận cho nhà hàng làm sao để vừa được thuân lợi cho cả đôi bên đó là mình vừa có lời mà cũng vừa được lòng khách đến và đi.
- Nếu quán phát triển mạnh được nhiều người biết đến thì có thể mở thêm nhiều chi nhánh để số lượng khách hàng biết đến quán sẽ càng nhiều hơn nữa.
5. Quan hệ khách hàng - Customer Relationships:
- Đây chính là kết quả của một quá trình và là cách thức mà nhà hàng vận dụng để xây dựng sự gắn kết tích cực giữa khách hàng và nhà hàng thông qua tất cả những đánh giá của khách hàng về những món ăn, cách bố trí của quán cũng như là thái độ của các nhân viên trong quán đề làm sao vừa lòng khách đến và đi.
- Không chỉ vậy điều này cũng sẽ dẫn đến những kết quả tích cực cho nhà hàng như giữ chân khách hàng, tăng giá trị vòng đời khách hàng, giảm chi phí marketing,...
=> Sự thành công trong quan hệ khách hàng được đo lường bởi mức độ hài lòng của khách hàng trong suốt quá trình khách đến và đi.
6. Các kênh truyền thông và phân phối - Channels:
- Ngày nay thế giới cũng như công nghệ ngày càng phát triển, hiện đại bởi vậy mà sẽ có rất nhiều cách để marketing hay bán hàng theo nhiều hình thức khác nhau:
- Bán hàng theo cách truyền thống ( hay còn gọi là bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại quán )
- Bán hàng Online qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, Instagam hay liên kết với các App bán hàng Online đang phổ biến hiện nay như Now, Grab Food, Gojek, Baemin,... hay cũng có thể tạo lập cho nhà hàng một Website riêng để mọi người có thể liên hệ qua Website của nhà hàng để đặt món.
7. Phân khúc khách hàng - Customer Segment
- Khi kinh doanh nhà hàng thì phải gặp rất nhiều loại khách hàng:
- Nhóm khách hàng ít ăn ở ngoài
- Nhóm khách hàng sành ăn
- Nhóm khách hàng phàm ăn
- Nhóm khách hàng quan tâm tới sức khỏe
- Nhóm khách hàng dễ ăn uống
- Nhóm khách hàng thích sự mới lạ
- Nhóm khách hàng quan tâm tới môi trường xung quanh
- Nhóm khách hàng tiết kiệm
- Phân loại theo thu nhập
- Phân loại độ tuổi
- Phân loại theo giới tính
8. Cơ cấu chi phí - Cost Structure:
- Chi phí kinh doanh nhà hàng Buffet bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng thì thông thường, với những mặt bằng diện tích 250m2, giá thuê ở những quận trung tâm như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh sẽ rơi vào 100 đến 150 triệu đồng/ tháng. Còn với những vùng ở tỉnh , mức giá thuê mặt bằng sẽ là 70 – 80 triệu đồng/ tháng. Còn muốn thuê xa hơn, ở khu vực tỉnh thành nhỏ thì sẽ từ 20 đến 30 triệu đồng/ tháng hoặc thấp hơn. Vậy nên khi tính cho chi phí mặt bằng thì không nên quá 20% tổng chi phí.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có mặt trong sản phẩm ché biên bao gồm: chi phí thực phẩm, các loại phụ liệu, gia vị chế biến món ăn. Vậy để tiết kiệm chi phí thì ta có thể đầu tư riêng một khu chế biến, bảo quản các loại thị cá, rau củ quả,... Bên cạnh đó thì chi phí cho việc dự trữ bia, nước ngọt, nước đóng chai,.... sẽ rơi vào khoảng 10-20tr/ tháng.
- Vậy nên khi mở nhà hàng thì nên tìm một đại lý bỏ mối nguyên liệu uy tín, vì điều này se giúp ta sở hữu mức giá thấp cũng như có nhiều ưu đãi. Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 10%/ tổng chi phí. Nhưng ngoài ra chi phí nguyên vật liệu, đồ uống cũng sẽ tăng theo thị trường hay các dịp Lễ tết cao điểm.
- Chi phí thuê nhân viên:
- Qua đó mà nhà hàng sẽ phục vụ 70 – 100 thực khách, ta cần thuê 2 đầu bếp chính, 4 phụ bếp, từ 5 đến 10 nhân viên phục vụ, 1 thu ngân, 2 bảo vệ, 1 kế toán. Chi phí thuê nhân viên trung bình 7 triệu/người. Ta sẽ mất khoảng 140 triệu để trả lương cho nhân viên hàng tháng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong chế biến món ăn.
- Chi phí công cụ dụng cụ, nhiên liệu dùng trong quá trình chê biên.
- Chi phí điện, nước dùng trong quá trình chế biên.
- Chi phí vệ sinh và các chi phí phát sinh khác dùng trong quá trình chẽ biến.
9. Dòng doanh thu - Revenue Streams:
Để có một doanh thu ổn định ổn định và tốt nhất thì ta phải cần:
- Thiết kế và trang trí nhà hàng đúng cách:
- Mặt tiền chính là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quyết định có bước vào nhà hàng hay không. Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào không chỉ riêng trong ngành hàng ăn uống, thì không gian đều nên được thiết kế và trang trí không gian đẹp mắt, thoải mái cho khách hàng khi đến.
-Tuy nhiên, thiết kế nhà hàng đẹp mắt thôi vẫn chưa đủ, cần lựa chọn các mẫu thiết kế một cách thông minh, sao cho làm nổi bật lên nét đẹp trong bố cục nhà hàng mà vẫn giữ được nét tinh tế, thoáng đãng cho không gian.
- Về màu sắc - cách bố trí và các vật dụng đi kèm - bởi tông màu quán sẽ tác động đến quá trình thưởng thức món ăn.
- Cách bố trí và xây dựng menu hoàn hảo - thiết kế menu và định giá đúng với tâm lý khách sẽ thu hút khách muốn gọi món ngon và đúng với tâm lý khách nhất .
- Chọn lựa nhân viên tốt - bởi nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng.
- Lắng nghe góp ý nhận xét của khách hàng - vì ý kiến kiến của khách hàng sẽ góp phần cải thiện nhà hàng.
- Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng:
- Hạn chế thất thoát từ phía nhân viên.
- Quản lý hàng tồn kho, công nợ khách hàng.
- Ứng dụng dành cho khách hàng - gia tăng doanh thu, lôi kéo khách hàng trung thành.
- Quảng bá nhà hàng hiệu quả - giúp cho khách hàng biết đến quán sẽ nhiều hơn, có tiếng tăm sẽ giúp nhà hàng tăng doanh thu và phát triển hoạt động kinh doanh.
Nhận xét
Đăng nhận xét